Tầm quan trọng của ý nghĩa các đường kẻ trên sân bóng 11 người
Mặt sân bóng đá được phân chia bởi các đường kẻ trắng rõ ràng giúp tạo ra các khu vực khác nhau và có điều luật riêng biệt. Các đường kẻ cũng đã góp phần xây dựng lên một môi trường bóng đá cạnh tranh và sòng phẳng nhất. Hãy cùng xoilac điểm danh ý nghĩa các đường kẻ trên sân bóng 11 người.
1. Đường kẻ biên giới hạn
Tầm nhìn chung của mặt sân bóng đá
Mặt sân bóng đá có hình dạng chữ nhật được bao bọc bởi 4 đường kẻ biên giới hạn. Các đường kẻ biên có vai trọng quan trọng trong ý nghĩa các đường kẻ trên sân bóng 11 người. Có hai loại đường kẻ theo chiều ngang và dọc sân. Chúng có độ dài khác nhau nhưng đều chung chiều rộng là 12cm.
Hai đường kẻ dọc theo chiều sân có độ dài từ 100m đến 110m. Trong các trận đấu bóng đá đạt chuẩn FIFA, chiều dài của mặt sân là 105m. Các đường kẻ dọc có tên gọi là “touchlines” trong tiếng anh và thường dùng để phục vụ cho bộ môn bóng đá và bóng bầu dục Mỹ. Đây đường kẻ có ảnh hưởng lớn đến ý nghĩa các đường kẻ trên sân bóng 11 người.
Đương touchlines có vai trò trong việc xác định một tình huống “Out of bounds” hay còn được biết đến là nằm ngoài vạch giới hạn. Trong bóng đá, khi trái bóng bị tác động đi qua đường kẻ dọc dù ở trên mặt sân hay trên không sẽ dẫn đến một quả ném biên. Đây là một hình thức để đưa bóng nhập cuộc trở lại và đội không chạm bóng sau cùng sẽ được thực hiện ném biên.
Hai đường kẻ theo chiều ngang sân sẽ có độ dài khoảng 64m đến 75m. Theo tiêu chuẩn từ Liên đoàn bóng đá thế giới, chiều ngang sân của một trận đấu bóng đá là 68m. Hai đường kẻ ngang cũng có tên gọi riêng là “goalines” và có vai trò quan trọng trong luật bóng đá.
Được biết, hai cầu môn sẽ được đặt ở chính giữa các đường goaline. Nếu như đưa bóng vượt qua vạch goaline và đi vào khung thành đối phương mà không vi phạm bất kỳ lỗi nào trước đó, đội tấn công sẽ được tính thêm một bàn thắng. Trong các tình huống phạt penalty, thủ môn phải đặt ít nhất một phần chân trên vạch goaline khi đối phương thực hiện cú sút.
Việc bàn thắng được xác định khi trái bóng vượt qua vạch goaline hoàn toàn từng ảnh hưởng tới nhiều kết quả trận đấu trong quá khứ. Chính vì thế, công nghệ goal-line technology (GLT) đã được IFAB cho phép sử dụng. Các trọng tài sẽ đem theo chiếc đồng hồ để được nhận thông báo trái bóng đã vượt qua đường goaline hay chưa.
Tuy nhiên, sẽ có 2 trường hợp dành cho tình huống bóng đi hết đường kẻ ngang mà không phải là pha ghi bàn. Nếu đội tấn công là đại diện đưa bóng đi hết đường biên ngang, bóng sẽ thuộc về đội phòng ngự để thực hiện phát bóng lên. Thủ môn sẽ là người đá bóng và các cầu thủ đối phương phải đứng ngoài vòng cấm địa.
Trường hợp ngược lại khi đội phòng ngự phá trái bóng ra ngoài đường kẻ ngang sau cùng, đội tấn công sẽ được hưởng một quả đá phạt góc. Vị trí điểm đá phạt tùy thuộc vào khoách gần nhất của bóng khi ra sân với 2 đường biên dọc.
2. Đường kẻ phân định giữa sân
Hình ảnh giao bóng trong trận đấu tại Serie A
Đường kẻ giữa sân cũng góp phần cho ý nghĩa các đường kẻ trên sân bóng 11 người. Đường kẻ ngang đánh dấu ở chính giữa sân bóng sẽ giúp mặt sân chia ra thành 2 phần bằng nhau và dành riêng cho mỗi đội. Điều này đóng vai trò quan trọng cho việc hình thành luật việt vị của môn thể thao vua.
Vị trí chính giữa sân có xuất hiện thêm một chấm tròn là vị trí đặt cho việc giao bóng. Bên cạnh đó, hình tròn trung tâm đã được thêm vào với bán kính 9,14m. Các cầu thủ sẽ không được vượt qua vòng tròn này khi đối phương thực hiện giao bóng.
3. Khu vực 5m50
Khu cầu môn mang lại lợi thế cho những người gác đền
Hình chữ nhật của khu vực 5m50 có ảnh hưởng tới ý nghĩa các đường kẻ trên sân bóng 11 người. Khu vực trên còn có tên gọi là “6-yard box” hay “khu cầu môn” và có luật chơi riêng. Theo đó, khu vực 5m50 được xây dựng khi kẻ 2 đường song song với đường biên dọc, cách 2 cột dọc 5m50, có độ dài 5m50 và cuối cùng kẻ thêm một đường thẳng nối giữa hai điểm đầu mút.
Theo luật bóng đá, các đội sẽ chỉ được thực hiện phát bóng lên trong khu vực cầu môn. Bên cạnh đó, nếu có tình huống phạt gián tiếp trong khu vực 5m50, thì phải kéo ra xa hơn để thực hiện.
Ngoài ra, “6-yard box” là địa điểm mà các thủ môn sẽ nhận được sự ưu ái nếu xảy ra tranh chấp với đối phương. Điều này sẽ giúp những gác đền có sự tự tin khi cản phá những đường chuyền bóng, nhất là trong trường hợp dàn xếp phạt góc cố định. Các trọng tài cũng sẽ phải giành thêm thời gian để đưa ra quyết định cuối cùng về việc phạm lỗi trong khu vực 5m50.
4. Vòng cấm địa
Vòng cấm địa là khu vực đặc biệt nhất của bóng đá
Vòng cấm địa được thiết kế với hai đường kẻ song song đặt cách hai cột dọc 16,5m, kẻ dài 16,5m theo chiều dọc sân và kết nối đầu mút. Khu vực trên còn được biết đến là “Penalty area” hay “18-yard box” và phân định khác hoàn toàn so với khu vực sân bên ngoài.
Theo đó, các tình huống phạm lỗi của đội phòng ngự trong vòng cấm địa nhưu truy cản trái phép hoặc dùng tay chơi bóng sẽ dẫn đến đá phạt 11m. Chính vì thế vòng cấm địa có tính năng đặc biệt cho ý nghĩa các đường kẻ trên sân bóng 11 người.
Điểm đá phạt đền ở tòa độ chính giữa và cách khung thành đúng 11m và là hình tròn có bán kính 22cm. Ngoài ra, sân đấu sẽ có thêm một hình vòng cung nằm ngoài khu vực 16m50 và có bán kính 9m15 với tâm là chấm đá phạt đền. Theo luật bóng đá, khi cầu thủ thực hiện tình huống 11m, đối phương sẽ buộc phải đứng cách ít nhất từ vòng cung trên trở đi.
Khu vực 16m50 là địa điểm đặc biệt nhất của môn thể thao vua. Mọi pha phạm lỗi trong vòng cấm địa sẽ không chỉ dẫn đến việc bị phạt penalty mà hoàn toàn có thể nhận án phạt thẻ nặng từ trọng tài. Cũng bởi vậy, nhiều cầu thủ khôn khéo sẽ chủ động khiến đối phương phạm lỗi trong vòng cấm để đem về lợi thế cho đội nhà.
5. Vòng cung đá phạt góc
Trái bóng phải được đặt trên hình vòng cung trong các pha đá phạt góc
Hình vòng cung ở 4 góc sân sẽ là yếu tố cuối cùng góp mặt trong ý nghĩa các đường kẻ trên sân bóng 11 người. Người thiết kế sẽ lấy tâm là điểm cắm cột cờ góc và sau đó kẻ một phần tư cung tròn với bán kính 1m.
Vòng cung cột cờ góc sẽ là nơi mà cầu thủ thực hiện phạt góc buộc phải đặt bóng nằm trên. Bên cạnh đó, đội phòng ngự sẽ bắt buộc phải đứng xa điểm đặt từ 9,15m trở lên trước khi đội tấn công thực hiện phạt góc. Tuy nhiên, trong một số tình huống lợi thế, cầu thủ của phe tấn công có thể thực hiện đá phạt góc nhanh khi đối phương chưa về đúng vị trí.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thông tin bổ ích về ý nghĩa các đường kẻ trên sân bóng 11 người. Nhìn chung, các đường kẻ góp phần quan trọng cho việc phát triển các điều luật bóng đá về việt vị, phạt góc, phạt penalty,... Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các mặt kẻ cũng giúp mặt sân trở nên thẩm mỹ hơn.